Phần mềm viết kịch bản Celtx

Những người thường xuyên viết kịch bản phim truyện và truyền hình chắc hẳn đa số người đều biết đến Celtx là một phần mền viết kịch bản chuyên nghiệp.

Đây là một chương trình đa năng, ứng dụng mong đợi của nó vượt ra ngoài việc viết kịch bản. Bạn có thể quản lý tiểu sử nhân vật, những địa điểm, đạo cụ sẽ xuất hiện trong phim.
Ngoài ra bạn còn thế thể thêm hình ảnh vào, làm thành một storyboard ứng với từng cảnh quay.
Chưa hết, chương trình còn có chức năng tổ chức lịch làm việc, lịch quay, giúp lên kế hoạch chính xác rõ ràng, giúp đạo diễn dễ dàng thống kê được tất cả những gì cần cho một cảnh quay. Số lượng diễn viên, những đạo cụ cần có, địa điểm tổ chức quay.
Phần hướng dẫn cách sử dụng sẽ trình bày ở những bài viết kế tiếp.
Bạn có thể tải miễn phí chương trình này ở đây.
Tôi vừa mới liên hệ với Celtx nhờ họ hỗ trợ để chúng ta có thể Việt hoá Celtx ra ngôn ngữ Việt để phục vụ cho công việc và học tập sau này.
Những bạn tham gia có thể click vào link này…
VIỆT HÓA CELTX
Ở phía dưới bảng danh sách là ngôn ngữ Việt Nam vừa được add vô, các bạn đăng kí nick, rồi chọn 1 trong 3 file celtx.dtd, celtx.properties, Project Central, việc chuyển ngữ đơn giản chỉ là thay thế những từ tiếng Anh sang tiếng Việt bằng cách click vào edit.
Trước khi chuyển ngữ, bạn nên vào phần History để xem và biết được những phần nào đã hoặc đang có người làm để đỡ mất thời gian.
Mọi thắc mắc liên quan đến việc thực hiện chuyển ngữ cho celtx các bạn có thể liên hệ trực tiếp bằng email thagnv@gmail.com
Cám ơn các bạn!

Hướng dẫn chụp ảnh mưa

Muốn chụp cô lập từng giọt mưa thì nên để ống ở khẩu lớn, và chụp tốc độ cao. Muốn tạo tia sáng lấp lánh thì phải khép khẩu nhỏ.

Mưa và những giọt mưa cho dù đang rơi hay đọng lại trên đồ vật, bề mặt, tạo ra những hình thái thú vị mà bình thường không có được. Nó phản chiếu ánh sáng ở những sắc thái khác nhau và khi cộng với sự sáng tạo của nhiếp ảnh gia sẽ đem lại những bức ảnh đáng nhớ.
Ngoài ra, trời mưa giúp đem lại một cách nhìn khác về các sự vật hiện tượng, những đường phố đông đúc trở nên vắng lặng, những hoạt động thường ngày bị xáo trộn. Màu sắc có thể cũng bão hòa hơn với sự hiện diện của nước. Nếu vượt qua được e ngại ban đầu và có một chút chuẩn bị, ảnh mưa sẽ đem lại sự dầy dặn và đa dạng hơn về chủ đề cho người chụp.

Chụp gì khi trời mưa.


Ảnh của tác giả Artem Savateev trên trang web Vandelaydesign.
Bạn có thể chụp đơn giản là những giọt mưa trút xuống, người hối hả chạy mưa hoặc hững hờ đối lập, hay nếu có nhiều thời gian thì tìm những khoảng lặng trong công viên, vũng nước xao động phản chiếu méo mó hình ảnh thành phố… Nước đọng trên lá, trên kính, hay các đồ vật thường ngày…cũng đều có thể tạo ấn tượng mạnh.
Đôi khi người chụp không nhất thiết phải đi hẳn ra ngoài trời mưa, mà có thể đứng từ trong nhà hoặc trong xe hơi và chụp xuyên qua cửa kính. Cũng có thể là ngay sau cơn mưa khi mọi vật còn ướt sũng và nước hiện diện ở khắp mọi nơi.

Kỹ thuật và phương tiện chụp.


Mở khẩu lớn và chụp tốc độ nhanh để thấy giọt nước mưa rơi. Ảnh của tác giả JureDolzan trên trang web Photopoly.

Với trời mưa, người chụp cũng không cần áp dụng kỹ thuật gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, khi dùng DSLR, nếu để chế độ tự động, máy có thể đo sáng sai và lấy nét không đúng ý do lúc này ánh sáng khá phức tạp, người chụp nên can thiệp vào các thông số để có được sự phối hợp tốt nhất.
Tương tự như chụp các chủ thể chuyển động, muốn chụp giọt mưa thành các vạch dài, bạn nên hạ tốc độ xuống thấp vì vậy cần thiết có chân ba (tripod), giúp máy đứng vững để giảm thiểu rung nhòe.
Ánh sáng giúp tạo sự lấp lánh cho nước, nên bạn có thể lợi dụng những tia sáng tự nhiên từ mặt trời hoặc đèn đường, hay nếu sáng tạo hơn, có thể dùng một hoặc vài đèn rời đánh ở công suất thấp (-3EV chẳng hạn) để ảnh sinh động.
Kính lọc phân cực (polarizer filter) cũng hữu ích để giúp loại tia phản chiếu để hình có màu bão hòa hơn.
Muốn chụp từng giọt mưa rơi thì nên để ống ở khẩu lớn (f4 hoặc lớn hơn) và tốc độ cao, tuy nhiên, muốn tạo tia sáng lấp lánh thì lại phải khép khẩu nhỏ (f10 hoặc nhỏ hơn) để lợi dụng hiệu ứng diffraction.
Thay đổi góc chụp đa dạng và bám sát chủ để cũng cần thiết để tạo cảm giác khác biệt.

Bảo vệ máy.


Bảo vệ máy khi chụp ngoài trời mưa. Ảnh: Ness.

Đồ điện và nước mưa thường không mấy khi làm bạn. Vì vậy, cần chuẩn bị tốt trước, trong và sau khi chụp. Trường hợp lý tưởng là máy chịu nước và có vỏ chuyên dụng để chống nước, tuy nhiên, có thể vận dụng hết những gì có thể, trong đó có thể kể đến ô, áo mưa thông thường và chuyên dụng cho máy ảnh, khăn tắm và tất cả các địa hình địa vật có thể lợi dụng được. Một vài giọt nước khó có thể làm hỏng máy nên bạn cần giữ máy càng khô càng tốt và cần hút ẩm sau khi chụp xong.
Nguyễn Nhật Thanh / Sohoa

23 tính năng mới cực hot của Photoshop CS6 mà bạn cần biết

Trong tuần này, Adobe đã công bố phiên bản mới của Photoshop CS6  – hiện tại bạn đã có thể tải về bản beta để xài thử miễn phí, tuy nhiên bản này chỉ sử dụng trong một thời gian giới hạn.



Có khá nhiều bài viết được đăng lên trong tuần này liên quan đến những tính nắng mới về Photoshop CS6, dưới đây là các clip ngắn được thực hiện từ 6 nhân vật có tiếng trong lĩnh vực thiết kế được tổng hợp từ Terry White. Hãy cùng RGB xem họ nêu lên những tính năng mới nào hay mà Adobe đã bổ sung vào phiên bản Photoshop mới nhất này nhé.
Trước hết hãy cùng xem Terry White liệt kệ 6 tính năng mà anh quan tâm
Crop Tool: được cải tiến giúp người sử dụng xem trước tương tác qua đó có thể hình dung tốt hơn kết quả mình nhận được. Dễ dàng chọn vùng và điều chỉnh kích thước, biên độ.
Blur Gallery: Cung cấp 3 lựa chọn Field Blur/ Iris Blur/ Tilt Shift trong đó chọn Iris blur sẽ xuất hiện hình oval trên bức ảnh cho phép người dùng chọn vùng ảnh muốn được làm rõ nét nhất. Vùng nằm ngoài hình oval sẽ mờ dần đi và người dùng có thể quy định ảnh bắt đầu mờ dần từ vị trí nào cũng như điều chỉnh độ mờ.
Adaptive Wide Angle: cho phép uốn cong hình ảnh theo góc độ mong muốn tạo ra những bức hình đầy nghệ thuật.
Video Demo: được thiết kế theo phong cách timeline clip với nhiều hiệu ứng động và chèn âm thanh giúp người dùng tạo ra được các video chuyên nghiệp nhanh chóng và dễ dàng.
Content Aware Patch: cho phép người dùng lấp đi những chi tiết không mong muốn hoặc đắp lỗ thủng trên bức hình do cắt hoặc xóa bằng cách sao chép những họa tiết của vùng gần đó thế vào.
Content Ware Move: giúp người sử dụng di chuyển một đối tượng đã chọn trong ảnh sang vị trí khác một cách dễ dàng, nhanh chóng chỉ với thao tác chọn vùng và kéo thả mà không để lại dấu vết nào và không cần các thao tác phân lớp phức tạp.
Các bạn có thể xem toàn bộ video để hiểu rõ hơn

Bạn muốn tìm hiểu thêm ? Hãy nghe ông Russell Brown -  đến từ  Adobe,  nêu lên 6 tính năng mới của Photoshop CS6 mà ông cảm thấy yêu thích nhất
Camera Raw 7.0: là  công cụ lựa chọn và điều chỉnh màu sắc, tô màu và các hình mẫu với kênh màu. Các điều chỉnh riêng biệt giúp dễ dàng quản lý và theo dõi kết quả điều chỉnh ngay trên màn hình.
Adaptive Wide Angle: giúp điều chỉnh chính xác góc độ hình ảnh.
Blur Gallery: Tilt-shift tự động xuất hiện ba đường thẳng song song chia hình ảnh thành 3 phần bằng nhau, phần giữa là phần được làm rõ nét nhất còn phần trên và dưới thì được làm mờ. Người dùng có thể điều chỉnh phần bóng mờ, độ mờ và hướng mờ.
Content Aware Move Tool: cho phép di chuyển hình ảnh sang vị trí khác.
Crop Tool: nhiều lệnh trên thanh Options, tiện lợi có thể theo dõi điều chỉnh ngay trên hình ảnh.
Video Demo: thiết kế theo timeline clip với các video group, âm thanh, các audio track riêng biệt có thể trực tiếp theo dõi từng khoảnh khắc của đoạn video trên màn hình thao tác.
Các bạn có thể xem toàn bộ video để hiểu rõ hơn

Tiếp theo là Photo Gavin nói về 5 tính năng mới của Photoshop CS6
Giao diện màu tối: Vậy điều đầu tiên bạn chú ý là Photoshop CS6 Beta cho ra giao diện mới màu tối hơn. Người sử dụng Lingtroom và Photoshop Elements sẽ quen với giao diện này nhưng đây là sự khởi đầu lớn cho những thợ sửa ảnh thường xuyên. Trong tab Preference người sử dụng có thể lựa chọn một trong bốn màu sắc giao diện cho sẵn và cũng khá dễ dàng khi bạn muốn quay trở về giao diện cũ.
Content aware move tool & Content Aware Patch: Photoshop CS6 giúp người sử dụng dễ dàng điều khiển Healing Brush tạo kết quả như mong muốn với Path Tool. Sử dụng Path Tool cho phép bạn chỉnh sửa một phần của hình ảnh bằng việc  lấy mẫu từ chính bức ảnh đó và kết quả thật là tuyệt vời. Không chỉ vậy là công cụ mới tên Content Aware Move Tool có hai settings với cách làm việc khác nhau. Move cho phép bạn thay thế vị trí một vật thể trong bức hình và Extend cho phép bạn nới rộng vật thể.
Blur gallery and oil paint filters: Có những bốn filter mới trong Photoshop CS6 Beta. Tôi thích nhất là Oil Paint Filter giúp thao tác dễ dàng hơn là Pixel Bender. Cũng có ba Blur Filters mới.
Iris Blur: thì giống với Field Blur nhưng có thêm tính năng cắt lỗ trong bóng. Cuối cùng là Tilt-shift sử dụng Field Blur nhưng lúc này nó cắt lát qua bóng và cho hiệu ứng bóng nghiêng & xen kẻ rất ấn tượng.
Adobe Camera RAW 7: Những công cụ mới trong Adobe Camera Raw 7 đã cải tiến Adjustment Brush và Graduated Filter nên chúng là những công cụ mạnh mẽ và tốt hơn trước đây giúp giảm thiểu thời gian thao tác.
Các bạn có thể xem toàn bộ video để hiểu rõ hơn

Và cuối cùng là chia sẻ của bà Julieanne Kost
Camera Raw:  với định dạng này bạn đang  hiệu chỉnh những yếu tố cơ bản nhất của bức hình mà bạn chụp. Tính năng này về bản chất thì không mới nhưng giao diện đã được nâng cấp với những dải quang phổ trực quan biến thể cho bạn sáng tạo những hình ảnh chụp nhanh- hoặc hình ảnh bạn muốn diễn ra sau sự kiện. Tone Curve làm việc theo mỗi kênh cho nên bạn có thể điều chỉnh shadow và highlight theo ý thích. Phiên bản mới này sẽ giúp bạn nâng cao điều chỉnh màu sắc và độ cân bằng.
Soạn thảo văn bản  trên  Photoshop: Bây giờ bạn sẽ có thể soạn thảo các khối văn bản, đoạn văn .v.v.., sắp xếp và hơn thế nữa. Thật dễ dàng để di chuyển qua lại giữa các văn bản nhờ Text Style. Thiết lập bất kỳ phong cách nào bạn thích, đặt tên chúng, rồi ứng dụng cho mỗi khối văn bản mà khi bạn muốn soạn thảo nó. Điều này sẽ tạo việc soạn thảo những khối văn bản lớn dễ dàng hơn nhiều trong photoshop.
Vector Shape Layers:  Với lớp này bạn có thể tạo một hình vector  có thể kéo dãn hoặc thu nhỏ theo kích thước bạn muốn, tất cả các góc và cạnh được tính theo thuật toán hơn là pixels- đây cũng không phải là tính năng mới nhưng cho phép bạn thay đổi nhanh chóng và hiệu quả màu sắc trong phạm vi khối hình. Những phần xung quanh khối hình có thể được chỉnh sửa phức tạp như màu nền và các lớp với các hình vector có thể trộn lẫn mà không cần trường quét. Ngoài ra các lớp Vector, công cụ Line và Shape giờ đây có thể tạo ra các đối tượng đầy đủ dựa trên các vector.
Blurring:  Tilt-shift blurs được bổ sung thêm dễ dàng, công cụ blur nay không chỉ là chỉnh sửa những điểm đơn. Cũng có Field Blue và Iris Blur cho bóng rộng hơn và sắc hơn. Có thể tạo nhiều kiểu bóng cùng một lúc cho nên bạn có thể điều chỉnh trên lượng bóng mờ dọc theo toàn bộ hình ảnh.
Cropping:  Bạn có thể di chuyển hình ảnh trong phạm vi vùng crop, thay đổi tỉ lệ aspect sau khi đã ở trong vùng crop, nhiều yếu tố khác giống Rule of Thirds của bạn có thể tái thiết lại, và mọi thứ làm việc ít bị hư hỏng nhiều.
Video:  Vượt xa những gì mà photoshop có thể làm với video, tính năng này cho phép bạn làm việc một cách trực quan như thể bạn đang làm việc với những công cụ tương tự như iMovie trước đây. Những hiệu ứng hình ảnh photoshop trong video cũng vậy, vì vậy bạn sẽ có thể thao tác biên soạn video dễ dàng.
Các bạn có thể xem toàn bộ video để hiểu rõ hơn

Có thể 23 tính năng mới được nêu trên có một số chồng chéo giữa một vài người trong số họ, nhưng RGB hy vọng các bạn sẽ tìm thấy được những tính năng hữu ích của Photoshop CS6. Trải nghiệm Phot0shop CS6, thêm 6 tính năng mà bạn đã tìm hiểu được và bạn thích tính năng nào nhất cùng RGB nhé!
Phương Anh biên dịch theo Digital-photography | RGB.vn

Kỹ thuật quay phim cơ bản

Một số mẹo vặt trong nghề quay  .Mọi người phóng viên đều có những mẹo vặt riêng của mình trong nghề. Một số mẹo là về những cuộn băng, pin máy quay, đèn đóm hay là mic thu âm. Hầu hết họ đều có những mẹo mà chúng ta khó có thể thấy tường tận được. Đó là những kinh nghiệm của họ với những kỹ năng, kiến thức và khả năng trực giác mà chỉ nhờ có trui rèn qua nhiều thời gian trong nghề họ mới có được. Những kinh nghiệm quý báu này không đến nhanh được. Phải trải qua nhiều lần thử nghiệm và mắc lỗi sau đó họ sẽ rút tỉa ra những kinh nghiệm cho bản thân và thực sự mà nói mỗi lần mắc lỗi chúng ta lại học được rất nhiều điều hay. 
 
Với kinh nghiệm quay tin tức phóng sự trong 9 năm (tác giả Kevin): Tôi đã chứng kiến rất nhiều tình huống, tôi học được rất nhiều điều mới mẻ hàng ngày và biến chúng trở thành kinh nghiệm bản thân của mình. Kinh nghiệm quý báu nhất mà tôi học được đến trong kỳ thực tập đầu tiên của tôi. Một nhiếp ảnh gia đơn giản đã dạy tôi không bao giờ nói ”Tôi biết rồi”.

Ngay khi bạn nói “Tôi biết rồi” mọi người sẽ để bạn tự làm và họ sẽ không chia sẻ kinh nghiệm kiến thức với bạn nữa. Hãy luôn mở rộng trí não của bạn để đón nhận thông tin.

Đói với những ai đang chập chững vào nghề, đây là một số lời khuyên đối với bạn, coi như là những kinh nghiệm đầu đời mà bạn có thể thu nhận được... Hy vọng rằng những kinh nghiệm này sẽ còn đựoc nhân lên nữa

1.Cân bằng trắng: Cân bằng trắng không chỉ đơn thuần là đưa máy quay của bạn vào một vật gì đó màu trắng và nhấn một cái nút. Vị trí và góc độ của bề mặt màu trắng đó cũng rất quan trọng. Nguồn sáng chính của bạn là cái gì, đến từ đâu? Từ bóng đèn bên trên hay từ ánh sáng mặt trời ngoài cửa sổ? Hãy điều chỉnh vị trí của việc cân bằng trắng của bạn theo những yếu tố đó. Một vài thay đổi nhỏ về cách làm thế nào và nơi nào đựoc chọn cho việc cân bằng trắng của bạn có thể hoàn toàn thay đổi giá trị của hình ảnh bạn thu được.

2.Sử dụng chân máy: Một số người cho rằng máy quay không nên zoom lia nếu nó không được đạt trên một chân máy ổn định. Ở một thái cực khác nhiều người lại cảm thấy thoải mái khi sử dụng camera cầm tay mà theo họ những hình ảnh di động là rất có ý nghĩa. Có một thái cực trung gian hơn. Nếu bạn không có ý định di chuyển camera (lia hay cho máy chạy) thì chẳng có lý do gì không đặt máy quay của bạn lên trên một bệ đỡ ổn định (chân máy, bàn hoặc sàn nhà)

3.Lắng nghe âm thanh tự nhiên: Truyền hình không chỉ là hình ảnh mà còn là âm thanh. Theo dõi những âm thanh hấp dẫn của tự nhiên và thông thường đó là những nơi mà ta có thể kiếm được những hình ảnh tốt.

4.Kéo dài cảnh quay của bạn: Hãy chắc chắn là bạn sẽ kéo dài cảnh quay đủ để sau này có thể biên tập lại chúng. Hãy đặt một khuôn hình tốt và đếm đến 10 trước khi chuyển sang một cảnh mới.

5.Đừng ghi hình những cảnh quay đơn thuần - Hãy ghi lại một trường đoạn: Đừng nghĩ đến những hình ảnh đơn lẻ ngoại trừ những hình ảnh cùng xảy ra một thời điểm. Hãy ghi hình một đọan phim có Toàn cảnh, Trung cảnh và Cận cảnh. Hãy để mọi người đi vào và đi ra trong khuôn hình. Hãy để cho mọi người không thể nhận ra việc biên tập hình ảnh của bạn. Hãy để người xem cảm nhận họ là một phần của những hành động đó.

6.Zoom bằng chân của bạn chứ không phải ống kính của bạn: Mắt người không có chức năng zoom vậy nên máy quay của bạn cũng không nên zoom. Hãy di chuyển máy quay đến gần vật thể thay cho việc đứng từ xa zoom vào nó.

7.Tránh sử dụng đèn máy quay bằng mọi giá: Ánh sáng tệ nhất là thứ ánh sáng rọi cùng theo góc với máy quay của bạn. Nó làm cho vật thể bị bẹt đi và làm cho vật thể của chúng ta sẽ bị quá sáng không ăn nhập với background. Đơn giản là hãy di chuyển đèn tí chút sang một phía và bạn sẽ nhận được những hiệu quả ngạc nhiên. Tốt nhất là hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên bất cứ khi nào có thể. Bạn không cần thiết phải sủ dụng tới ba đèn công suất lớn để chỉ chiếu sáng một vật nhỏ.

Sắp đặt cuộc phỏng vấn của bạn: Bỏ ra chút thời gian để sắp xếp nhân vật của bạn cho đúng môi trường hoàn cảnh. Đừng đặt họ cạnh những bức tường. Hãy sắp xếp có tiền cảnh và hậu cảnh trong cảnh quay của bạn để tạo ra chiều sâu cho khuôn hình. Sắp xếp các chủ thể của bạn ở phía phải hoặc phía trái khuôn hình sao cho khi chuyển cảnh những chủ thể này không nằm cùng một phía trên màn hình.

8.Nắm được câu chuyện và lắng nghe cuộc phỏng vấn: Hãy nói chuyện với người phóng viên để có thể biết hướng mà câu chuyện sẽ đi theo. Hãy thoải mái góp ý nếu góp ý của bạn làm cho mọi việc tốt hơn. Hãy lắng nghe vấn đề chính của cuộc phỏng vấn và tìm ra những câu phát biểu mang tính mấu chốt của cuộc phỏng vấn. Hãy chắc chắn là bạn đã có những hình ảnh để thể hiện nội dung mà cuộc phỏng vấn bàn luận đến. Kiểm soát và chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng.

9.Đừng ngại ngần sáng tạo: Một phần của việc tôi yêu thích công việc trở thành phóng viên truyền hình đó là việc tôi có thể làm cho mọi người trên thế giới được thể hiện ở những góc độ mà họ chưa bao giờ nghĩ đến hoặc được nhìn thấy trước đó. Một khi bạn đã có được những cảnh quay an toàn rồi bạn có thể thử những góc quay mới hay những cách di chuyển camera khác lạ. Cưỡi một con voi trong rạp xiếc hay góc nhìn của một con chó trong chuồng -bạn có thể làm tất cả. Làm gì thì làm, hay luôn luôn vui vẻ bạn nhé!

Phần mềm dựng phim chuyên nghiệp cho iPad

Avid Studio là phần mềm chỉnh sửa video rất chuyên nghiệp với nhiều công cụ chỉnh sửa và kho lưu trữ thư viện mạnh mẽ. Phần mềm cho phép chuyển những bức ảnh HD dang video, chỉnh sửa clip, chèn và thay đổi các hiệu hứng âm thanh phong phú… mang lại cho người dùng nhiều tiện ích
Trước đây, Avid Studio mới chỉ hỗ trợ cho các máy desktop và laptop, tuy nhiên, nhà sản xuất Avid đã quyết định tung ra phiên bản phần mềm đặc biệt dành cho thiết bị máy tính bảng iPad của Apple.

Phiên bản phần mềm Avid Studio có chức năng tương tự giống như phần mềm iMovie của Apple được cài đặt cho iPad 2 vào thời gian trước. Phần mềm có dung lượng chỉ 30.7MB hỗ trợ 8 ngôn ngữ cho phép người dùng chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, video bằng sự sáng tạo của mình.

Ngoài ra, nhiều hiệu ứng kỹ xảo hay hiệu ứng chuyển cảnh cũng được thiết lập trong thư viện phần mềm, cho phép người dùng tải thêm để phù hợp với mục đích sử dụng cá nhân. Với các hiệu ứng âm thanh được thiết lập sẵn, bạn cũng có thể sử dụng các bài hát có trong iPad để chỉnh sửa clip sao cho phù hợp sở thích của mình.

Khi hoàn thiện clip của mình bằng Avid Studio trên iPad, người dùng có thể xuất video và chia sẻ trên Facebook hoặc Youtube ngay trên iPad của mình thông qua hệ thống iCloud và iTunes. Những nhà phát triển của Avid cho biết phiên bản trên iPad không quá khác biệt so với phiên bản trên máy tính thông thường và khi một đoạn video được xuất ra, người dùng sẽ dễ dàng chuyển dữ liệu vào máy Mac hay PC.

Phó chủ tịch của Avid là Tanguy Leborgne cho biết: "Chúng tôi đã nhận ra sự thay đối trong xu thế làm việc của người dùng và máy tính bảng sẽ là công cụ làm việc chủ yếu trong tương lai”. Việc ra mắt phần mềm như iMovie hay Avid Studio cho iPad cho thấy khả năng làm việc đa dạng của máy tính bảng này.

Avid Studio yêu cầu iPad phải cài đặt nền tảng iOS từ 5.0 trở lên. Khi tải phần mềm về (tại đây) và cài đặt vào iPad, người dùng có thể sử dụng miễn phí trong 30 ngày, để sử dụng lâu hơn, bạn có thể mua phần mềm với giá 2.99 Bảng Anh (~99.000 VNĐ) trở lên.

Một vài hình ảnh phần mềm Avid Studio hoạt động trên iPad
Apple, iPad, iPad 2, Avid Studio, iOS 5.0, Tablet - News
Apple, iPad, iPad 2, Avid Studio, iOS 5.0, Tablet - News
Apple, iPad, iPad 2, Avid Studio, iOS 5.0, Tablet - News
Apple, iPad, iPad 2, Avid Studio, iOS 5.0, Tablet - News
Apple, iPad, iPad 2, Avid Studio, iOS 5.0, Tablet - News  

Đức Thuận

Ánh Sáng Và Một Số Kỹ Thuật Quay Phim

Thời trước, công việc quay phim được giao cho một người. Người này không chỉ sử dụng máy quay mà còn phải rửa và tráng phim trong phòng kín. Tuy nhiên theo thời gian, khi nghệ thuật quay phim ngày càng phát triển và trở nên phức tạp, nhiệm vụ của nhà quay phim dần dần đặc trưng hơn và sự đóng góp của họ trong bộ phim ngày càng quan trọng. Rất nhiều sáng tạo kỹ thuật ghi nhận cho đạo diễn D.W.Griffith bắt nguồn từ nhà quay phim của ông, Billy Bitzer, hoặc sự cộng tác thân thiết đầy sáng tạo giữa hai người.
Đạo diễn hình ảnh hiện đại ( Director of Photography- Cinematographer )
Ánh Sáng Và Một Số Kỹ Thuật Quay PhimThấy bài này có vẻ được nên post lên cho anh em quay phim nào muốn tìm hiểu thêm về thông tin chuyên ngành....
1. Họa sĩ vẽ bằng ánh sáng
Thời trước, công việc quay phim được giao cho một người. Người này không chỉ sử dụng máy quay mà còn phải rửa và tráng phim trong phòng kín. Tuy nhiên theo thời gian, khi nghệ thuật quay phim ngày càng phát triển và trở nên phức tạp, nhiệm vụ của nhà quay phim dần dần đặc trưng hơn và sự đóng góp của họ trong bộ phim ngày càng quan trọng. Rất nhiều sáng tạo kỹ thuật ghi nhận cho đạo diễn D.W.Griffith bắt nguồn từ nhà quay phim của ông, Billy Bitzer, hoặc sự cộng tác thân thiết đầy sáng tạo giữa hai người.
Đạo diễn hình ảnh hiện đại ( Director of Photography- Cinematographer )
không bắt buộc là người trực tiếp cầm máy quay, nhưng họ phải chuyển tải được ý tưởng của biên kịch và đạo diễn thành hình ảnh sống động. Dưới tay Đạo diễn hình ảnh có nhiều người phụ trách từng việc riêng biệt. Những người này giúp Đạo diễn hình ảnh rảnh rang để giải quyết trách nhiệm chính - sáng tạo tâm trạng, không khí, kiểu quay phù hợp cho mỗi cảnh và duy trì chất lượng những việc này trong suốt cả phim.
Đạo diễn hình ảnh được coi là hoạ sĩ vẽ bằng ánh sáng. "Nếu không nhờ trình độ và tài năng của đạo diễn hình ảnh thì không thể nào chuyển tác phẩm của nhà văn thành những cảnh phim sống động cho mọi người xem", nhà quay phim Michael Benson nói. Vai trò của Đạo diễn hình ảnh bắt đầu từ khi phim còn chưa bắt đầu bấm máy. Họ thường xuyên phải hội ý với nhà sản xuất và đạo diễn về vô số chi tiết kỹ thuật, kể cả sự lựa chọn nguyên liệu phim và phòng kín. Họ cũng thường chọn địa điểm được tả trong kịch bản để chắc chắn nó thích hợp với cảnh quay, tính toán bao nhiêu máy quay và dụng cụ ánh sáng đủ để quay cảnh đó. Đạo diễn nghệ thuật và hoạ sĩ thiết kế phông màn cùng thảo luận với đạo diễn hình ảnh về góc độ ánh sáng và cách lắp đặt máy quay trong mỗi cảnh.
Nhiều người nghĩ rằng đạo diễn chỉ cho diễn viên những việc phải làm và Đạo diễn hình ảnh ghi hình cảnh đó. Điều đó đúng, nhưng quá trình này không chỉ đơn giản như vậy. Sự chuyển biến từ kịch bản ban đầu đến những hình ảnh trên màn ảnh rộng diễn ra qua ống kính của Đạo diễn hình ảnh. Làm phim là tập hợp những gì có sẵn và lọc qua một thiết bị- máy quay. Trước khi ghi hình cảnh đầu tiên, tất cả chỉ có hợp đồng, ý tưởng, khái niệm, kịch bản, và hy vọng mà thôi.
Một khi phim đã khởi quay, đạo diễn hình ảnh là người quan trọng thứ hai trong đoàn, chỉ sau đạo diễn. Làm việc cùng nhau, đạo diễn và đạo diễn hình ảnh quyết định góc quay, bố trí, chuyển động máy quay trong từng phân cảnh. Việc gì đã làm cho đạo diễn hình ảnh đặt máy quay ở đây mà không là ở đằng kia? Janusz Kaminski cho rằng: "Tất cả những kinh nghiệm cuộc đời của một người tạo ra mỗi chọn lựa sáng tạo của anh ta. Đó là điều tạo nên dấu ấn riêng cho mỗi đạo diễn hình ảnh". Rồi họ chọn ống kính và bộ lọc sáng phù hợp để có thể đạt được những nét cơ bản theo kịch bản có trước, xác định độ sáng, dựng dụng cụ tạo sáng để tạo được hiệu quả và màu sắc đặc thù. Sau đó đạo diễn hình ảnh cùng xem lại cảnh đã quay mỗi ngày để đánh giá hiệu quả công việc và thay đổi kịp thời trong lần quay tới.
Vào giai đoạn cuối, đạo diễn hình ảnh giám sát sự thay đổi của bản phim đầu tiên trong phòng kín để chắc chắn độ sáng và phong thái các màu sắc chủ đạo phù hợp với những hình ảnh chất lượng trên màn ảnh rộng cho khán giả thưởng thức. Đạo diễn hình ảnh bỏ nhiều thời gian vào công việc, bù lại họ mang đến cho khán giả, trong vài giây phút ngắn ngủi, cơ hội để đến một thế giới hoàn toàn mới lạ.
2. Các vị trí khác trong nhóm quay phim
Nhà quay phim ( Camera Operator )
Đạo diễn hình ảnh có phải là nhà quay phim không?
Câu trả lời là "phải". Trong những đoàn làm phim nhỏ, Đạo diễn hình ảnh vẫn hay đảm nhận việc ghi hình. Nhưng nhà quay phim không phải lúc nào cũng là Đạo diễn hình ảnh. Nhà quay phim thường sử dụng ánh sáng từ các hướng khác nhau để quay cận cảnh mặt diễn viên. Đôi lúc trong những cảnh nhiều máy quay phim ở các góc độ, họ không sử dụng ánh đèn nào cả. Nhà quay phim điều khiển máy quay, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các đoạn phim đã thực hiện: ánh sáng, góc nhìn, hình ảnh và sự diễn đạt âm thanh. Họ cần nắm rõ cấu tạo của máy quay và thường giải quyết những vấn đề kỹ thuật xảy ra trong suốt quá trình làm phim.
Đạo diễn hình ảnh thì thạo sử dụng ánh sáng với nhiều kiểu và độ nhoè khác nhau. Trong những cảnh hoành tráng, đạo diễn hình ảnh thường quản lý nhiều nhà quay phim lo riêng về các chuyển động của máy quay. Sự khác biệt giữa hai chức danh, ngoài kinh nghiệm và kỹ thuật, còn nằm ở khoản lương họ nhận được.
Ánh Sáng Và Một Số Kỹ Thuật Quay Phim
Trong những đoàn làm phim lớn sẽ có thêm:
+ Trợ lý quay phim thứ nhất ( Focus Fuller ) - thay ống kính, giữ máy quay hoạt động theo đúng chế độ, giữ nguyên mục tiêu khi máy quay chuyển động, đánh dấu vị trí diễn viên đứng và đo khoảng cách từ vật thể đến ống kính.
+ Trợ lý quay phim thứ hai ( Clap Boy)- chuẩn bị đạo cụ cho Trợ lý thứ nhất, thay phim, điền vào bản báo cáo hoạt động và sử dụng clapperboard ở đầu hay cuối mỗi phân cảnh.
Phụ trách ánh sáng ( Gaffer )
Vai trò của người phụ trách ánh sáng ảnh hưởng mật thiết đến sự thành công của một bộ phim. Nói cho cùng, tất cả những công việc sản xuất như phông màn, đạo cụ, tài năng, và quay phim đều phải dựa vào ánh sáng mới nổi bật được. Ánh sáng ẩu dễ làm hư một tác phẩm nghệ thuật, và ngược lại, ánh sáng đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị một bộ phim bình thường.
Phụ trách ánh sáng quản lý độ sáng, màu sắc, độ tương phản, nguồn sáng và tính tự nhiên của ánh sáng. Họ cũng thường là người quản lý điện đóm, bảo đảm đủ năng lượng cho các độ sáng ở mọi cảnh quay. Trong những cảnh rộng, họ thường có thợ điện và vài người thợ lắp ráp giúp những việc tay chân cần thiết cho các yêu cầu điện đóm. Nhờ đó người phụ trách có thể rảnh rang lo ánh sáng, cụ thể là thiết kế, sắp đặt, và điều khiển những thiết bị ánh sáng và dàn đèn.
Kinh nghiệm và phong cách là những yếu tố cần thiết để chọn một người quản lý ánh sáng. Kinh nghiệm rất quan trọng. Lo ánh sáng cho một góc quay hay nhiều góc quay cùng một lúc là những chuyện rất khác nhau. Nhiều người phụ trách ánh sáng đã vô cùng lúng túng khi tìm cách lên đèn cho một cảnh sử dụng nhiều máy quay ở các góc độ, nhất là khi họ đã quen với kiểu quay một máy. Nói về phong cách, đó là khả năng ghi nhớ bối cảnh của một bộ phim. Ví dụ trong một bộ phim khung cảnh đồng quê, phụ trách ánh sáng cần chú ý hạn chế kiểu ánh sáng thành thị màu mè.
Phụ trách ánh sáng phối hợp chặt chẽ với Đạo diễn hình ảnh để cùng làm tôn lên phong cách nghệ thuật của một bộ phim. Họ thường đứng ở vị trí thứ ba, sau Đạo diễn, Đạo diễn hình ảnh ( và nhà quay phim, nếu có ). Có câu chuyện kể rằng khi một vị đạo diễn hình ảnh nổi tiếng và đáng kính được các sinh viên hỏi điều gì quan trọng nhất họ có thể làm để nâng cao chất lượng hình ảnh, ông đã trả lời: "Hãy thuê người phụ trách ánh sáng tốt nhất có thể, thậm chí chia một phần lương của mình cho anh ta".
Trợ lý ánh sáng ( Best Boy )
Trong những đoàn làm phim lớn sẽ có trợ lý ánh sáng. Trợ lý làm việc chủ yếu với đạo diễn hình ảnh và là cánh tay phải của người phụ trách ánh sáng. Công việc chủ yếu của họ là bảo đảm điện năng, chăm lo cho nhóm quay phim, lắp đặt thiết bị, quản lý công việc giấy tờ, và thuê thêm người nếu có những cảnh quay lớn phức tạp. Đôi lúc khi quản lý ánh sáng quá bận, người trợ lý này phải luôn luôn sẵn sàng để phụ việc hoặc làm thay người phụ trách ánh sáng.
Một khi Đạo diễn hình ảnh và phụ trách ánh sáng đã hội ý xong, công việc của trợ lý ánh sáng là lên đèn ở độ sáng và mờ cần thiết để phối hợp với tốc độ phim, tương phản, thiết bị lọc sáng, ống kính, và loại phim. Thường những bóng đèn họ sử dụng là những bóng đèn lớn ( 12,000 W đến 36,000 W ) và cần khá nhiều điện năng. Vài loại bóng đèn họ sử dụng được thiết kế đặc biệt chỉ dùng để bắt chước ánh sáng ngày ( đèn HMI ) hoặc đêm ( đèn Tungsten ). Họ cũng có những loại keo để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau và làm ánh sáng nhạt hơn.
Hậu đài ( Grips )
+ Key Grip: Quản lý các nhân viên hậu đài. Đồng thời đây cũng là người tháp tùng và mang theo đầy đủ đồ nghề cho nhà quay phim đến những địa điểm quay.
+ Second Company Grip: Đặt hàng dụng cụ cần thiết cho công việc hậu đài ở mỗi phim.
+ Crane/ Dolly Grip: Người thiết kế đường ray máy quay, điều khiển tay cẩu máy quay hoặc lo phần "chân" của các máy quay, như cây chống, cây dù đủ cỡ...
+ Construction Grip: Dựng/ tháo phông màn, dựng dàn đèn, bảo trì phông cảnh.
+ Company Grips: Giúp việc lặt vặt cần thiết khi dựng cảnh.
3. Một số kỹ thuật quay phim
Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc - gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan…
Do đó sự chọn góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ câu truyện mà còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả. Qua nhiều năm, đạo diễn và nhà quay phim đã thành lập một kiểu quy ước liên quan đến kỹ thuật, thẩm mỹ và đặc tính tâm lý của nhiều góc quay khác nhau.
Góc ngang ( vừa tầm mắt ) để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Người ta cho là nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2 m đến 1.8 m. Tầm mắt của nghệ sĩ ( chứ không phải của nhà quay phim ) quyết định chiều cao của máy quay, và đặc biệt chủ yếu trong những khi quay cận cảnh. Vì hướng nhìn bình thường nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả một cảnh liên quan.
Trong cảnh quay góc cao máy quay nhìn xuống sự vật. Theo kỹ thuật thì nó có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần ). Nét đặc trưng cuối cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ, ví dụ như cho khán giả cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay ngụ ý hạ thấp tầm quan trong của bất cứ nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh.
Trong phim của Murnau The Last Laugh, diễn viên Emil Jannings thường được quay từ trên xuống sau sự sụp đổ của ông, trong khi trước đó các cảnh miêu tả ông như là một ông gác cổng kiêu hãnh thường được quay ở góc thấp. Trong cảnh quay góc thấp, máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Hiệu quả của cách này thường là để tạo kịch tính, tạo nên sự xuyên tạc quyền lực của viễn cảnh và toàn bộ sự việc. Nó thường đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh cho nhân vật.
Sự sắp đặt máy quay góc thấp chiếm ưu thế trong phim Citizen Kane của Orson Welles để làm nổi bật sự to lớn phi thường của ông trùm báo chí. Để chấp nhận việc thường xuyên sử dụng kiểu quay này, Welles đã phải xây dựng phim trường toàn là trần nhà. Chính sự có mặt khắp nơi của trần nhà ở cảnh nền đã tạo nên một trong những nét đặc trưng khác thường của Citizen Kane. Chỉ đơn thuần thay đổi góc quay, đạo diễn có thể không chỉ cho thấy sự thăng trầm trong cuộc đời nhân vật mà còn thổi vào thái độ khán giả phải chấp nhận qua những cá tính và hành động trong phim.
Sự đa dạng trong các góc quay là vô tận. Không có luật lệ nào về chuyện phải sử dụng góc quay nhất định cho một cảnh nào đó. Góc ngang, góc cao và góc thấp chỉ là những nhóm chính, như là cách quay cạnh ( thêm một chiều nữa cho sự vật ), góc Hà Lan / khung nghiêng ( nhìn sự vật trong cái nhìn nghiêng hiệu quả cao ) và rất nhiều góc quay khác được sử dụng cũng như chưa được biết đến qua bao nhiêu thập kỷ làm phim.
Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Có những quy ước quan sát quốc tế dành cho chuyển động máy quay. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im một lần nữa sau khi hoàn tất chuyển động. Luật lệ này không chỉ giúp cho hình ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép biên tập viên có sự lựa chọn giữa cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim.
Một cách nhìn thoáng hơn về luật này là chuyển động bắt đầu và kết thúc ở một điểm đặc biệt nào đó đã được chọn sẵn và quay tập nhiều lần trước khi quay chính thức. Đạo diễn hình ảnh trong trường hợp này khá quan trọng trong việc quyết định chuyển động máy, ví dụ sau một cảnh quay ngang từ trái sang phải không thể nào có cảnh quay ngang từ phải sang trái, hay là sự chuyển động của nghệ sĩ từ trái sang phải không thể theo sau một sự chuyển động khác từ hướng ngược lại.
Ngoài kiểu quay thường còn có kiểu quay cầm tay, một máy quay xách tay nhẹ cân cầm trên tay của nhà quay phim và dựa vào vai của người đó mà không cần dùng chân chống. Kiểu quay này bắt nguồn từ nhà quay phim thời sự và được sử dụng rộng rãi trong các phim tài liệu và những nhà làm phim tiên phong. Đầu những năm 60’ việc sử dụng máy quay phim cầm tay trong việc sản xuất phim điện ảnh ngày càng tăng, vừa tiện lợi vừa đạt được cảm giác thật hơn trong một số cảnh quay.
 

Nghệ Thuật Quay Phim

Hình dạng là tất cả những đồ vật tự nhiên hay do con người tạo ra đều có hình dạng, những hình hạng đó rất dễ nhận thấy trong đời sống. Còn hình dạng được tạo ra bởi sự di động của mắt người mang tính trừu tượng hơn bởi nó được di chuyển từ đồ vật này qua vật khác nó có thể vẽ được một hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật., vòng tròn hay nhiều hình dạng khác nhau. - Hình tam giác : gợi cho ta được sức mạnh, sự ổn định. Đó là một khối chặt chẽ khép kín. cảm giác của người xem khi đưa mắt từ điểm này qua điểm khác mà không thể vượt thoát ra được. sự vững chắc đó dễ người ta liên tưởng đến núi non.   
 
A.Bố cục và cỡ cảnh trong điện ảnh

1/ Cỡ cảnh: Lấy người để phân chia các cỡ cảnh

-Viễn cảnh: Bối cảnh rộng
- Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.
- Trung cảnh rộng : Người lấy quá nửa từ đầu gối.
- Trung cảnh hẹp : Người lấy bán thân.
- Cận cảnh rộng : Người lấy từ ngực.
- Cận hẹp: Người lấy từ cổ.
- Đặc tả : Chi tiết người hay đồ vật

2/ Bố cục trong điện ảnh:
Theo từ điển tiếng việt: Bố cục là tổ chức, sắp xếp các thành phần tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
Làm thế nào để người xem nhận ra một hay nhiều thông tin bằng hình ảnh trong một tập hợp các hình ảnh
- Dựa trên 4 nguyên tăc cơ bản: Đường nét, Hình dạng , Hình khối, chuyển động.

A/ Đường nét:
- Đường thẳng: Tạo sức mạnh

- Những đường thằng đứng, cao: Gợi sự sức mạnh uy nghi

- Đường nét cong nhẹ: tạo sự nhẹ nhàng thoải mái.

- Đường nét cong mạnh: Gợi sự cảm giác hoạt động vui tươi.

- Những nét đứng dài, cong bé dần ở cuối: Gợi vẻ đẹp uy nghi và u buồn.

- Những đường ngang hoặc dọc dài: Gợi sự yên lặng nghỉ ngơi.

- Những đường chéo đối nhau: Gợi sự xung đột, sức lực
- Những đường nét, mạnh, đậm, sắc nét: Gợi sự trong sáng, vui vẻ.
- Những đường nét dịu: Gợi sự trang trọng, yên tĩnh.
- Những đường nét bất thường: Hấp đẫn hơn những đường nét bình thường, nhờ khả năng của thị giác.

B/ Hình dạng
Hình dạng là tất cả những đồ vật tự nhiên hay do con người tạo ra đều có hình dạng, những hình hạng đó rất dễ nhận thấy trong đời sống. Còn hình dạng được tạo ra bởi sự di động của mắt người mang tính trừu tượng hơn bởi nó được di chuyển từ đồ vật này qua vật khác nó có thể vẽ được một hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật., vòng tròn hay nhiều hình dạng khác nhau.
- Hình tam giác : gợi cho ta được sức mạnh, sự ổn định. Đó là một khối chặt chẽ khép kín. cảm giác của người xem khi đưa mắt từ điểm này qua điểm khác mà không thể vượt thoát ra được. sự vững chắc đó dễ người ta liên tưởng đến núi non.

- Hình tròn: có chiều hướng gắn kết, nắm giữ sự chú ý người xem. Một đò vật hình tròn hay sự sắp xếp theo dạng hình tròn sẽ làm khán giả đưa mắt nhìn quanh mà không vượt thoát ra khỏi khung hình đó.

- Hình chữa thập : Đây là hình dạng phối cảnh hiếm hoi được xếp vào tâm của ảnh. Bởi 4 nhánh của chữ thập vươn ra chia đều khung ảnh. Chữ thập gợi sự đồng nhất và sức lực.

- Hình dạng “tia tỏa” : Đây là một dạng biến đổi của chữ thập vì có rất nhiều nhánh được tập trung vào trục. dạng này ta gặp rất nhiều trong thiên nhiên. Dạng hình này tạo nên sự vui nhôn hân hoan, vui vẻ.

- Dạng hình chữ L : hình này được kết hợp bởi đường thẳng đứng và đường nằm ngang. Nhờ bề ngang tạo cho ta cảm giác nghỉ ngơi và nhờ đường nét vươn lên thẳng đứng ta có cảm giác uy nghi trang trọng.

C/ Hình khối :
Chúng ta vẫn thường dung những từ như “dáng, hình dạng, hình khối” Cái dáng của của một đồ vật là đường viền của chính đồ vật đó.Hình dạng vừa trừ tượng vừa hình thức còn hình khối là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất cả những thứ đó. Khối dạng có thể là một chiếc ôtô, may bay tầu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể,
Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnh nhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý ,hoạc thu hút cảm quan khan giả băng sự lôi cuốn xúc động. Nhưng hình khối lại thu hút sự chú ý của khan giả bởi ánh sang, tương phản,
Hay mầu sắc. Những thủ pháp này sẽ tạo nên hình khối nổi bật giữa bối cảnh lôn xộn, rối rắm.

- Một hình khối sẫm mầu sẽ nổi bật trên một nên sáng, hoặc hình khối sáng sẽ nổi trên nền tối qua hiệu quả tương phản. Đó là một cách thức đơn giản để nhấn mạnh, để kéo một hình người hay đồ vật ra xa cách với bối cảnh.

- Một hình khối to lớn sẽ vượt trội lên cảnh trí nếu được so với một hay nhiều hình khối khác nhỏ bé hơn.Tâm cỡ của hình khối có thể có thể tăng thêm trong tương quan với khung ảnh nhờ cách lựa chọn góc độ thu hình.

- Một hình khối không có nhánh vươn ra, không có những đường gây, hoặc lởm chởm sẽ có sức vượt trội nhờ nhờ tính chất gắn kết chặt chẽ.

- Hiệu quả của hình khối sẽ vượt trội hơn nữa khi hình khối đó được tạo bởi những đường viền của ánh sáng. Như đám mây đen có đường viền của những tia nắng.
D/ Những di động:
Bố cục những di động là một dạng đặc biệt trong điện ảnh và Tr/Hình. Nhờ có tính chất thẩm mỹ và tâm lý di đông còn truyền đạt thêm nhiều ý nghĩa rất đa dạng về mặt hình ảnh cũng như cảm xúc đến với người xem. Di động có thể được tạo nên bởi đôi mắt nhìn từ điểm này qua điểm khác trong cảnh, hoặc là di chuyển của các vật trong cảnh quay. Những di chuyển này tạo thành những đường nét liên kết tương tự như đường nét bố cục. Di động có thể thay đổi ngay trong một hay nhiều cảnh quay.

*Ý nghĩa của di động:
- Di động ngang: Từ trái qua phải làm cho khan giả dễ theo dõi, tự nhiên hơn. Bởi chúng ta đã bị một thói quen đọc sách từ trái qua phải.
Di động từ phải qua trái gợi sự mạnh bạo hơn vì nó ngược lại với tự nhiên.

- Di động thẳng đứng bay lên : Sự vươn lên vô trọng lượng của các vật chất, như khói, hay tên lửa phóng vụt lên. Gợi ý ước muốn, sự ngưỡng mộ, những cảm giác nhẹ nhàng, hạnh phúc.

- Những chuyển động đổ xuống: Gợi cho ta ý nghĩ của sức nặng, của nguy hiểm, của lực đè nén. Những di động hướng xuống, trút xuống cho ta hình ảnh cảu sự tàn phá hoặc sự suy sụp. VD như thác nước

- Những di động chéo: là những hình ảnh mang tính căng thẳng nhất vì đó là những đường nét mạnh nhất. Những di động chéo gợi cho ta sự đối kháng, căng thẳng, sức ép. VD: hai lưới kiếm, những đường đạn, sấm chớp V.V

- Những di động cong: Gợi cho ta sự sợ hãi như đường nét uốn lượn của một con rắn. Tuy nhiên những chuyển động vòng tròn hay chuyển động quay vòng lại gợi sự vui tươi như ta thường thấy trong các khu vui chơi giải trí.

- Di động của quả lắc: Gợi sự đơn điệu nhàm chán, hay cảnh bước đi bước lại của con người đang bị căng thẳng.

- Di động dãn nở ra: VD như mặt hồ nước phẳng lặng bị ném viên gạch hay sự hốt hoảng của một đám đông.

- Di động bất thường: Những di động đối với hướng góc độ thu hình, hoặc bất ngờ sẽ hấp dẫn khan giả hơn bởi những kịch tính. VD ôtô lao thẳng vào ống kính, hoăch vật gì đó bất ngờ rời vào gõ độ thu hình.

21 lời khuyên hữu ích để khởi tạo một studio cho riêng bạn

21 lời khuyên hữu ích để khởi tạo một studio cho riêng bạn


Bài viết này tổng hợp những lời khuyên có giá trị từ những người đi trước và đã có được thành công. Nó sẽ hữu ích cho bất cứ bạn nào có ý muốn khởi tạo một studio thiết kế cho riêng mình.


Nhìn vào nền kinh tế không mấy lạc quan với tỉ lệ thất nghiệp cao như hiện nay, chắc hẳn sẽ không dễ dàng chút nào khi quyết định mở một studio thiết kế cho riêng mình. Nếu đó là điều bạn nghĩ, tốt hơn bạn nên an phận với công việc của một nhà thiết kế nhỏ để rồi an tâm lãnh lương hàng tháng chỉ để thực hiện ý tưởng cho người khác.
Mặt khác, như người ta vẫn nói “có chí thì nên”, nếu bạn dám đối mặt với thử thách thì lúc nào cũng sẽ là cơ hội tốt để bắt tay vào hiện thực hoá ước mơ của mình.
Đối với những nghệ sĩ luôn đầy ắp ý tưởng trong đầu nhưng lại thiếu kĩ năng trong kinh doanh thì đây sẽ là vấn đề lớn đầu tiên mà họ vấp phải. Đó là lý do tại sạo chúng tôi đã liên hệ với những nhà thiết kế, họ đang chịu trách nhiệm điều hành và làm chủ những studio thành công để mang đến cho bạn những kinh nghiệm quý báu nhằm giúp bạn bắt tay vào mở một studio cho riêng mình.

01 )  Săn tìm những vật dụng còn xài tốt
Bob Gray – Giám đốc thiết kế của  Red&Grey Design
“Khi bạn lập ra một studio, việc trang trí nội thất không phải là ưu tiêng hàng đầu. Nếu như bạn bắt đầu, hãy để ý đến những đồ dùng được bán thanh lý hay từ một văn phòng đã đóng cửa. Tất cả bàn ghế ở studio chúng tôi đều được lấy từ bên ngoài một công ty điện thoại lớn”, Gray nói.

02 )  Quyết tâm hành động

Nick Nettleton-Giám đốc của Loft Digital
Những điều thiết yếu như việc thuê trụ sở làm việc và nhân lực mới đều là những vấn đề tài chính quan trọng, và chúng luôn trở thành nỗi ám ảnh trước nhất – đối với Nick Nettleton, anh coi đây là những rào cản tâm lí – bạn phải quyết tâm hành động đi. Một khi bạn thành công, bạn sẽ tự hỏi liệu tất cả những thứ vớ vẩn này là gì đây – Nick nói.

03 )  Tậu một chiếc bàn lớn

Nat Hunter- Nhân viên chỉ đạo thiết kế và đồ họa của D&AD
Không gian cộng đồng thường tạo ra nhiều cơ hội cho bạn đóng góp khả năng và bật ra các ý tưởng, vì thế hãy tận dụng những nơi này. Tại trụ sở của Nat Hunter họ đặt “ Một cái bàn lớn cho tất cả mọi người ngồi ăn trưa cùng nhau” – Nat kể.

04 )  Suy nghĩ tích cực

Adam Jenns Sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành của Mainframe
Adam Jenns lại thách thức chúng ta đạt được thành công bằng một suy nghĩ khác: “Đừng có nghĩ đến việc thành lập một studio nếu bạn không nghĩ đến việc biến nó trở thành một studio tốt nhất. Ít người nghĩ như vậy, nhưng nếu bạn không bắt đầu với ý định đó thì bạn sẽ thất bại trước những công ty mới”.

05 )  Có một chính sách đúng đắn nhất

Russell Townsend- Giám đốc điều hành của Clusta
Người nghe có thể rất dễ tin vào những điều hấp dẫn mà bạn nói về một điều gì đó, và thiết kế là một công việc kinh doanh đòi hỏi một chút tinh thần tập thể. Nhưng đó không phải là một nền tảng vững chắc, Russell Townsend cho rằng: “Trước hết, đừng đánh lừa bản thân, thứ 2, đừng bao giờ đi lừa mọi người để làm lợi cho studio của mình – chẳng hạn như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, giám đốc ngân hàng và nhân viên thu thuế. Bạn sẽ gặp nhân quả đấy.”

06 )  Thiết kế một trang Web

Chris Brand- Sáng lập viên của Christopher Brand
Theo Chris Brand, lập ra một web là một trong những điều tuyệt vời nhất mà ông từng làm. Ông giải thích: “Đó là cách dễ nhất cho mọi người thấy thành quả của bạn”. Hãy chắc chắn rằng bạn có tên miền thích hợp. Hãy làm mọi thứ đơn giản đến mức có thể, và chọn một cái tên thật dễ nhớ.

07 )  Điều chỉnh không gian làm việc

Josie Harold- Giám đốc điều hành của Dirty Design
Hãy hình dung về không gian mà bạn muốn được làm việc về lâu về dài ra sao, và điều gì là tốt nhất cho công việc kinh doanh của bạn. Có thể bạn muốn làm việc trong một không gian mở với âm nhạc, niềm vui và tiếng cười rộn rã. “Tuy nhiên, bạn cần nghĩ xem mọi thứ sẽ thế nào khi bạn gọi điện thoại hay đang viết báo cáo hoặc có khách hàng đến”, Josie nói.

08 )  Nhà là nhà, nơi làm việc là nơi làm việc

Sean Freeman- Sáng lập viên của There Is
Làm việc trong phòng ngủ hết ngày này sang ngày khác khiến Sean Freeman trở thành con người hay cáu kỉnh và nó chỉ giảm đi khi ông thay đổi thói quen chỉ làm việc tại văn phòng. Ông nói: “Giờ đây, khi tôi về nhà thì đó là nơi nghỉ ngơi”.

09 )  Tìm nơi có ánh sáng tự nhiên

Russell Townsend: “Mọi người đều muốn có một studio trông khác lạ với cái bồn tắm nóng và cái bàn bida, nhưng liệu bạn có thật sự cần đến chúng? Có nhiều thứ nên được ưu tiên hơn. Russell Townsend cho rằng: “Hãy đảm bảo rằng bạn có môi trường thuận lợi với ánh sáng tự nhiên và an ninh tốt, và đó là nơi mà bạn sẵn sàng dành nhiều thời gian với nó”.

10 )  Tự nâng cấp công nghệ

Tom Skipp- Sáng lập viên của Tom Skipp
Trong lĩnh vực thiết kế, công cụ chính của người designer chính là chiếc máy tính vậy nên hãy đầu tư vào nó. Tom Skipp nói: “Là một người hành nghề tự do, tôi luôn sử dụng chiếc MacBook Pro vì tôi cảm thấy nó đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi trong việc thiết kế đồ họa của mình. Và tôi cũng thường sử dụng các thế hệ điện thoại Iphone, nó giúp tôi nhanh chóng trả lời mọi người. Sẵn sàng xuất hiện trước mặt khách hàng bất cứ lúc nào là điều rất cần thiết”. Đúng là tiền nào của đấy !

11 )   Dám đương đầu với rủi ro

Adam Jenns: “Tính logic và sự thận trọng không phải lúc nào cũng tốt. Chúng có thể dẫn đến những quyết định và thỏa hiệp nhỏ nhặt. Nếu bạn không mạo hiểm, bạn sẽ mãi hạn chế khả năng của bản thân. “Tôi đã thuê một studio lớn khi bắt đầu khởi lập ra Mainframe, và có vẻ như bây giờ đã không còn chỗ trống nào ở đó”.

12 )  Khoảng cách không là vấn đề

Glenn Garriock- Giám đốc quảng cáo của  Atelier 1A và đồng sáng lập  FormFiftyFive
Làm việc một mình không phải điều lý tưởng. Glenn Garriock cho rằng: “Việc đơn giản hóa khi giải thích ý tưởng cho ai đó giúp tôi nhận ra điều này có ý nghĩa hay không”. Tuy nhiên, một mình không hẳn đã là cô lập. “Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, bạn có thể chia sẻ các ý tưởng và suy nghĩ với bạn bè và đồng nghiệp, bất kể bạn đang ở đâu”.

13 ) HÃY SỐNG VỚI ƯỚC MƠ

Josie Harold: “Hãy cân nhắc kỹ những gì bạn muốn cho văn phòng của mình. Tòa nhà càng cũ nát sẽ tạo cảm giác lẻ loi và rẻ rúng hơn những cao ốc văn phòng chính thống, nhưng hãy tin tôi đi, nếu không có những tấm kính cách âm hai lớp thì sẽ chẳng có những hóa đơn tiền điện đâu. Và nếu bạn mua những chiếc bàn tháo ráp được từ IKEA, bạn chỉ phải mất 3 ngày xây nó”, Josie Harold chia sẻ.

14 )  Những vấn đề thiết thực

Aurelia Lange – Sáng lập viên của Aurelia Lange
Nhắc đến hóa đơn điện, họa sĩ, nhà thiết kế Aurelia Lange có vài lời khuyên thực tiễn như sau : “Bắt đầu vào mùa hè sẽ thuận lợi cho bạn”, cô cười lớn. Ngoài ra, hãy nghiên cứu tất cả các khoản chi phí như nợ công, bảo hiểm, lãi suất…v.v. Business Link sẽ là nguồn tài nguyên tuyệt vời giúp bạn giải quyết những vấn đề này.

15 )  Phần mềm

Russell Townsend: “Ngày nay các thông số kỹ thuật của những máy tính cỡ trung bình nhìn chung tốt cho những mục đích sử dụng thông thường, tuy nhiên có những đòi hỏi khắt khe hơn cho những phần mềm thiết kế. Vì thế hãy thử nghiệm và đảm bảo rằng bạn rất nhạy bén về các phần mềm và đặc biệt là về phần cứng. Đánh giá những gì bạn thật sự cần. Việc thiết kế cho video và những hình ảnh chuyển động đòi hỏi nhiều hơn so với việc thiết kế in ấn”.

16 )  Phải có tính hệ thống

Glenn Garriock: “Nếu không có một hệ thống tốt giúp bạn tìm kiếm những tập tài liệu cũ thì khối lượng công việc của bạn sẽ tăng lên”. Glenn Garriock giải thích thêm: “Có một hệ thống lưu trữ tốt sẽ giúp bạn khỏi mất công đi lục lọi, tìm kiếm. Sẽ chẳng bao giờ bạn biết những tệp tin nào cũ hơn hoặc hồ sơ nào còn có ích để sắp xếp sang một bên để tránh sự nhầm lẫn. Hay nó giúp bạn lập dự toán chẳng hạn”.

17 ) Vị trí, vị trí và vị trí

Aurelia Lange: Vị trí có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ nơi mà bạn sắp sửa gây dựng studio. “Làm sao gần nhất với những cửa hàng cung ứng, ngân hàng và những quán cafe để tiện gặp gỡ khách? Có chỗ đỗ xe không ?”.  Và cuối cùng, văn phòng có dễ dàng đi lại không ? Nó có mở 24/7 không ? Nếu không, làm thế nào để bạn có thể quản lý mọi thứ vào những lúc đêm khuya?

18 )  Lưu trữ thông tin

Glenn Garriock:Glenn Garriock đưa ra lời khuyên: “Hãy sao chép mọi thứ. Việc này không gây tốn kém – ngày nay bạn có thể kiếm được một cái ổ cứng ngoài có dung lượng 1024 Mb với mức giá dưới 100 bảng là đã có thể sao chép được tất các ổ cứng chính. Kết nối với các dịch vụ sao lưu online như Backblaze hay CrashPlan, bạn cũng nên nghĩ đến”.

19 )  Biến văn phòng thành nhà

Aurelia Lange:”Bạn sẽ dành khá nhiều thời gian cho studio, vì vậy hãy biến studio đó thành nhà của mình”. Aurelia Lange nói: “Bạn nên tạo ra một không gian riêng cho mình. Hãy đầu tư tiền vào mấy cái loa tốt, một cái ghế êm ái thuận tiện, ấm đun nước và một ít bánh sô-cô-la”.

20 )  Liên tục cập nhật

Daniel Baer – Sáng lập viên của Studio Baer
Liên tục cập nhật cho trang web của bạn. Daniel Baer phát biểu: “Văn phòng của chúng tôi cập nhật những dự án mới 3 tháng một lần. Chúng tôi điều chỉnh những portfolio của studio cho mỗi lần gặp gỡ khách hàng nhằm mục đích tập trung họ vào các lĩnh vực quan trọng cụ thể”. Nếu công ty của bạn nhỏ, hãy biết linh hoạt.

21 )  Tự thân tìm kiếm

Bob Gray: “Tìm kiếm văn phòng studio trên mạng có thể nhanh nhưng bạn sẽ không thể có mặt ở đó. Tốt nhất bạn hãy ra ngoài và đi lòng vòng cho đến khi tìm được nơi mình thích. Đây là cách tốt để cảm nhận được một địa điểm và cũng có thể bạn tìm được nhiều thứ hay mà không được nhắc đến những trang môi giới nhà đất”.
Đức Nghĩa dịch theo Computerarts | RGB.vn